10 điều chú ý không nên làm khi sống ở Nhật Bản

10 điều chú ý không nên làm khi sống ở Nhật Bản

Người Nhật nổi tiếng lịch sự và chu đáo. Bạn cần ghi nhớ những điều không được phép làm để tránh bị mất mặt khi tới xứ anh đào. Bên dưới là 10 bí kíp giúp bạn ứng xử tuyệt vời hơn khi đã yêu mến và muốn du học, du lịch, làm việc, trải nghiệm tại đất nước này – đất nước của Geisa, Fuji, Kimono và Sakura!

10 bí kíp giúp bạn ứng xử tuyệt vời hơn khi sống ở Nhật Bản.

1. Không để danh thiếp trong túi quần hoặc nhận chúng bằng một tay.

Người Nhật luôn tự hào với công việc của họ và danh thiếp chính là biểu tượng cho sự tự hào đó, khi nhận danh thiếp từ một ai đó bạn hãy nhận bằng cả 2 tay ngón tay đặt trên các cạnh của thẻ sau đó đặt chúng một cách cẩn thận trong ví hoặc một nơi an toàn để tỏ lòng tôn trọng. Tuyệt đối đừng cho danh thiếp thẳng vào túi quần của bạn.

Không nên trao danh thiếp 1 tay

Không nên trao danh thiếp 1 tay

2. Không bắt tay khi bạn gặp một ai đó

Đa số người Nhật đều biết rằng thói quen bắt tay gặp gỡ của người phương tây, tuy nhiên biết là một chuyện, chấp nhận lại là chuyện khác, người Nhật cho rằng việc bắt tay khá ngớ ngẩn và không lịch sự. Thay vào việc bắt tay hãy cúi chào một góc khoảng 90 độ khi gặp người mới nếu bạn muốn tỏ rõ sự lịch thiệp và tôn trọng người đối diện. Nếu bạn gặp một người lớn tuổi hoặc có địa vị cao thì một sự cúi người sâu sẽ là sự phù hợp nhất.

Không nên bắt tay khi mới gặp, nên chào.

Không nên bắt tay khi mới gặp, nên chào.

3. Không đi giày vào trong nhà, các văn phòng

Nếu bạn không muốn bị đánh giá là một người thiếu tôn trọng thì đừng mang giày hoặc dép bước vào nhà, hãy cởi bỏ giày, dép để trước cửa và bạn sẽ được dành cho một đôi dép riêng đi trong nhà; nếu không, đi vớ hoặc chân trần là những lựa chọn thích hợp.

Không nên đi giầy dép vào nhà

Không nên đi giầy dép vào nhà

4. Đối với một người mới quen, không nên gọi thẳng tên

Những người quen biết, thân thiết người Nhật thường gọi tên kèm theo hậu tố  ví dụ như một người bạn, đồng nghiệp, hay một người mới quen là thay vì gọi tên thì hãy gọi riêng họ kèm hậu tố “san”.Đối với người nhỏ tuổi hơn mình thì tùy theo giới tính mà từ đi kèm sẽ thay đổi, với cậu bé là “kun” và cô gái là “chan”. Giáo viên hoặc người bề trên nên được gọi là “Sensei”. Nếu bạn đang nói chuyện với người có địa vị lớn hoặc quan trọng bạn có thể sử dụng hậu tố “sama” để biểu thị sự tôn trọng.

Đối với người Nhật, không nên gọi bằng tên khi mới quen

Đối với người Nhật, không nên gọi bằng tên khi mới quen

5. Không nên vừa đi vừa ăn

Ở Nhật, người ta không ăn uống trong lúc di chuyển. Thức ăn nhanh được bán tại quầy và khách hàng sẽ đứng ăn ngay tại chỗ. Đồ uống từ các máy bán hàng tự động cũng được dùng ngay, hộp hoặc bình sẽ được bỏ vào thùng tái chế bên cạnh chiếc máy. Tương tự, việc ăn uống trên các phương tiện giao thông cũng không mấy lịch sự, chỉ trừ những chuyến đi đường dài.

Sống ở Nhật, Không nên vừa đi vừa ăn

Sống ở Nhật, Không nên vừa đi vừa ăn

6. Không chen ngang vào hàng

Người Nhật xếp hàng ở mọi nơi, bến xe buýt, nhà ga hay thang máy. Ở ga tàu, mọi người xếp hàng tại vị trí được đánh dấu trên sàn. Khi tàu đến, khách đợi tàu sẽ chờ người xuống hết trước khi bước lên. Việc chen ngang hàng sẽ khiến bạn trở thành một “sinh vật lạ”.

Không nên chen ngang vào hàng

Không nên chen ngang vào hàng

7. Không nên bước vào phòng tắm công cộng/ suối nước nóng với hình xăm

Bạn sẽ khiến mọi người ở đây ngạc nhiên khi bước vào những phòng tắm công cộng tại Nhật Bản với những hình săm trên cơ thể. Đối với người Nhật, hình xăm có thể được xem như một sự bất kính, hoặc thậm chí họ sẽ xem như bạn có sự liên hệ với các băng đảng xã hội đen…Tuy sự kỳ thị này đang dần thay đổi trong các thành phố lớn, nhưng hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi bước vào những phòng tắm công cộng nếu bạn đang mang trên mình một vài hình xăm.

Không nên để lộ hình xăm tại những nơi tắm công cộng

Không nên để lộ hình xăm tại những nơi tắm công cộng

8. Không đưa tiền boa

Nếu bạn boa tiền cho một ai đó ở Nhật họ sẽ cảm thấy bối rối và không biết làm gì với chúng. Đôi khi việc vô tình đưa tiền boa sẽ dẫn đến một vài phiền phức không đáng có. Nhân viên nhận tiền boa sẽ cảm thấy có lỗi vì có vẻ như họ đã không làm tốt nhiệm vụ, một vài người còn cho đó là việc làm mất phẩm giá của chính họ. Khi không ai bận tâm về tiền bo, không khí sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Bạn trả tiền cho đồ ăn của bạn, và người hầu bàn nhận được khoản lương đúng với những gì họ phải và đã làm. Vì vậy đừng sử dụng tiền bo tại Nhật Bản.

Không nên để lại tiền tip

Không nên để lại tiền tip

9. Không nên chỉ tay vào người khác

Chỉ tay vào người hoặc vật bị xem là thô lỗ ở Nhật Bản. Thay vì sử dụng một ngón tay để trỏ vào cái gì đó, người Nhật sử dụng cả bàn tay để nhẹ nhàng vạch ra những gì họ đang muốn nói tới. Khi để cập đến chính mình, họ sẽ dùng ngón trỏ chạm vào mũi của mình. Dùng đũa để chỉ trỏ cũng bị đánh giá là thô lỗ.

Không nên chỉ tay vào người khác

Không nên chỉ tay vào người khác

10. Không làm ồn nơi công cộng

Trên các phương tiện công cộng, nhiều người dùng điện thoại để nhắn tin, nghe nhạc, xem video hay đọc sách, nhưng hiếm ai gọi điện thoại. Nếu cần, họ cũng chỉ trao đổi ngắn gọn và rất khẽ tiếng. Nếu bạn cần sử dụng điện thoại ở khu vực công cộng, hãy tìm một chỗ vắng vẻ, ít người.

Không nên ồn ào nơi công cộng, tầu điện

Không nên ồn ào nơi công cộng, tầu điện

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ 10 bí kíp (không nên làm ở Nhật) giúp bạn ứng xử tuyệt vời hơn khi đã yêu mến và muốn du học, du lịch, làm việc, trải nghiệm tại đất nước Nhật Bản.

Đọc thêm:

#ATK st