Cuộc sống và học tập tại nhật bản
Nhắc tới Nhật Bản, nhiều người hình dung đến một đất nước phát triển kinh tế hùng mạnh từ đống tro tàn chiến tranh với tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người nằm trong số nước đứng đầu thế giới, chỉ thua có Mỹ và trên Đức. Không ít người cho rằng cuộc sống ở Nhật là thiên đường bởi tiền lương cao như những tòa nhà chọc trời sừng sững giữa các thành phố lớn của xứ Phù Tang. Nhưng thực chất cuộc sống và học tập ở Nhật ra sao?
Một khoản chi phí lớn khác trong gia đình là chi phí ăn uống. Thống kê cho thấy mức chi này chiếm bình quân 13,4% tổng thu nhập. Món ăn chính của người Nhật là cơm với giá gạo cao gấp mười lần giá ở Việt Nam. Ngoài cá, rau, đậu, người Nhật thích ăn 3 loại thịt là thịt bò, thịt lợn, thịt gà; thích ăn cá biển hơn cá nước ngọt; thường ăn trứng gà, không ăn trứng vịt. Nói chung, thực phẩm ở Nhật rất đắt, so với Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Nhưng giá nhà đất là đắt nhất. Vì vậy, ở Tokyo có đến trên 50% hộ sống ở nhà tập thể. Khi mua nhà, người ta thường mua nhà trả góp từ 20-30 năm, có công ty cho trả góp đến 100 năm. Khi nền kinh tế Nhật trì trệ, thị trường nhà đất cũng ì ạch theo.
Tình hình kinh tế hiện nay khiến người dân Nhật Bản rất lo lắng về cuộc sống. Theo thăm dò của Văn phòng Thủ tướng Nhật, người dân lo lắng nhất là sức khỏe bản thân, thứ 2 là cuộc sống sau khi về hưu, thứ 3 là sức khỏe của gia đình, thứ 4 là thu nhập; sau đó mới đến học hành, tìm việc và hôn nhân của con cái.
Đến chuyện học hành
Ở Nhật, cấp 1 và cấp 2 là giáo dục bắt buộc nên đi học các trường công, trẻ không phải đóng học phí. Nhưng ở cấp mẫu giáo, cấp 3, đại học và các trường chuyên môn thì phải đóng học phí. Theo Bộ giáo dục, tổng chi phí học tập (gồm học phí, tiền mua văn phòng phẩm, tiền ăn trưa ở trường…) từ mẫu giáo đến tốt nghiệp cấp 3 khoảng 38.000 đôla nếu là trường công, còn học trường tư tốn đến 69.000 đôla. 91% người Nhật cho rằng họ thuộc tầng lớp trung lưu nhưng nếu lấy tổng thu nhập của mỗi hộ gia đình trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, chi phí ăn uống, đi lại và giáo dục thì chẳng còn lại bao nhiêu. Vì vậy chỉ nên dùng từ “đủ” chứ không thể dùng từ “dư thừa” để nói đến cuộc sống của đa số người Nhật.
Cạnh tranh gay gắt về giáo dục không chỉ là gánh nặng của các bậc phụ huynh mà còn là gánh nặng cho bản thân con cái. Học sinh Nhật học rất nhiều. Đối với những trẻ 10 tuổi, thời giờ dành cho học tập trung bình trong 1 ngày khoảng 6 tiếng. Giờ học của các trường cấp 1, 2, 3 bắt đầu từ 8 giờ 30 phút. Một tiết kéo dài 45-50 phút, học hết 4 tiết thì nghỉ trưa khoảng 1 tiếng rồi lại học thêm 2 tiết nữa. Học xong vẫn chưa được về mà còn phải tự dọn dẹp phòng học sạch sẽ. Từ lớp 4 trở lên còn phải tham gia vào các hoạt động thể thao, văn hóa tại các “kurabu” (câu lạc bộ) do mình chọn như bóng chày, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, kiếm đạo, nhu đạo, trà đạo, họa, nhạc. Sau đó mới được về ăn cơm.
Cũng như tại nhiều nước châu Á, “kinh doanh giáo dục” được triển khai tích cực ở Nhật Bản và có rất nhiều Juku (trường dạy thêm, luyện thi). Nhiều học sinh sau khi ăn cơm xong lại đến Juku. Theo thống kê, có đến 40% học sinh cấp 1 và 70% học sinh cấp 2 học Juku. Học quá nhiều nên trẻ em Nhật ít có thời gian vui chơi. Mỗi ngày, thời gian dành cho các hoạt động giải trí của học sinh cấp 2 không qúa 54 phút. Giải trí với đa số học sinh nam cấp 1-2 là trò chơi điện tử; ở học sinh nam cấp 3 là nghe nhạc rồi mời đến game và karaoke. Học sinh nữ cấp 3 thích nghe nhạc nhất, sau đó là karaoke và trò chơi điện tử . Tính bình quân, học sinh cấp 2 chơi thể thao chỉ 51 phút và học sinh cấp 3 chơi 34 phút/tuần. Đối với học sinh 10 tuổi, thứ tự các môn thể thao được ưa thích là bowling, bơi, bóng chày, bóng đá, bóng rổ. Thanh niên trên 20 tuổi thích chơi bowling, trượt tuyết, bóng chày, câu cá, bơi hơn. Trên 30 tuổi thì chơi golf nhiều nhất, và thường golf là món chiêu đãi đối tác kinh doanh.
Cách nay 15 năm, Nhật Bản đã qua thời kỳ thắt lưng buộc bụng và đạt mục tiêu “trở thành cường quốc kinh tế” nên cách suy nghĩ của người dân cũng thay đổi. 56% người được hỏi tuyên bố sẽ coi trọng cuộc sống tinh thần và dành ưu tiên cho một cuộc sống dễ chịu, thoải mái. Tuy nhiên, khi thay đổi tư duy này đến thì Nhật Bản lại rơi vào suy thoái kinh tế. Các công ty hoặc cải tổ hoặc phá sản. Chế độ thâm niên và tuyển dụng suốt đời bị đe dọa. Nhiều lao động đã hoặc sẽ thất nghiệp. Trong khi đó, nước Nhật phải nuôi số người già ngày càng đông. Tình hình khiến nhiều người khuyến cáo là Nhật Bản nên xét lại cơ cấu giáo dục, lao động, tài chính, hành chính và chính trị mạnh mẽ theo kiều “Big Bang”.
Hiện mình đang sống và học tập bên đây,đây có thể giúp các bạn hiểu cuộc sống ở nhật khác với việt nam như thế nào?