Lao động Việt Nam hay than phiền tại Nhật Bản

Lao động Việt Nam hay than phiền tại Nhật Bản

Sau đây là một số vấn đề mà người lao động Việt Nam hay “lấy cớ” để than phiền khi làm việc tại Nhật.
 
 

 
1. Đòi bảo hiểm độc hại
 
Đa phần người lao động làm việc trong nhà xưởng. Và môi trường nhà xưởng làm việc là có tiếng ồn, mùi hôi, nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn bên ngòai. Chỉ nhìn một cách đơn thuần thì đúng là có vẻ như  môi trường làm việc như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động. Nhiều người lao động Việt Nam khi phải làm việc trong môi trường này đã yêu cầu chủ lao động phải trả trợ cấp “độc hại”. Điều này đã gây ra không ít xích mích giữa chủ và người lao động.
Tuy nhiên, thực tế thì tất cả các nhà máy, công xưởng làm việc của Nhật Bản đều chịu sự kiểm định và giám sát gắt gao về độ an toàn và mức độ độc hại đối với môi trường và sức khỏe người lao động. Do đó, nếu như có vấn đề gì về “độc hại” thì có lẽ ngay cả công ty cũng không hoạt động được và bản thân công nhân người Nhật cũng không để cho công ty “yên”.
 
Rút cuộc đây chỉ là cái cớ để người VN đòi tăng lương nhưng rất ít trường hợp đạt được kết quả.
 
2. Không chịu làm đêm
 
Nhiều công ty Nhật có ca đêm. Nhân viên phải chia nhau để làm ca này. Tuy thế, nhiều lao động Việt Nam nhất mực không làm. Điều này cũng gây không ít tranh cãi. Và, cuối cùng thì phần thua thuộc về người lao động. Lý do là trong hợp đồng thường ghi rõ là “tuân theo quy định của công ty”.
 
Có lẽ cách giải quyết khôn khéo Nhất chỉ trong những trường hợp bị “bóc lột” quá đáng thì nên lên tiếng thẳng thắn. Còn những trường hợp khác nên chọn một cách thương lượng “nhẹ nhàng” khác thì sẽ có kết quả khả quan hơn.
 
Hanh Nguyen Tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *