Tuổi thọ của người Nhật Bản

Tuổi thọ của người Nhật Bản

Nhật Bản. Vậy thì bí mật của người Nhật Bản là gì? Hay bí mật đó nằm trong gen? “Không phải thế”, đó là khẳng định của Ichiro Tsuji, giáo sư Sức khoẻ Công cộng trường Graduate School of Medicine thuộc Đại học Tohoku. GS. Tsuji nghiên cứu về sự lão hóa và đã tham gia cuộc khảo sát toàn quốc năm 1998 về những người từ 80 – 85 tuổi. Kể từ năm 1947, Bộ Y tế Nhật Bản bắt đầu ghi lại số liệu tuổi thọ của người dân nước này. 

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2004, người Nhật Bản là người dân sống thọ nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 81,9 tuổi. Và khi xã hội Nhật Bản đang già đi nhanh chóng, không khó để tìm ra những người có thể làm chứng cho vị thế quán quân về tuổi thọ của Nhật Bản: Hơn 1/5 trong số 126 triệu dân Nhật Bản sống đến năm 65 tuổi hoặc già hơn. Trong số những người này, đáng kinh ngạc là hơn 1 triệu người ở tuổi 90 hoặc hơn. Tính trên toàn dân số Nhật Bản, cứ 10.000 dân thì có 14,09 người sống đến trăm tuổi. Đầu năm nay, cụ bà Yone Minagawa, 114 tuổi, người cao tuổi nhất Nhật Bản đã được công nhận là người cao tuổi nhất thế giới. Không chỉ có thế. “Tuổi thọ mạnh khoẻ” của Nhật Bản – một chỉ số của WHO dùng để đo số năm mà người ta có khả năng đáp ứng những nhu cầu hàng ngày như ăn, mặc và tự đi toa lét (gọi tắt là HALE) – cũng đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu với mức năm trung bình đạt 75 năm.

Chế độ ăn ít chất béo

alt

 

Theo ông Tsuji, trước chiến tranh, người Nhật Bản sống đoản thọ hơn nhiều so với người phương Tây. Nhưng chỉ trong 20 năm gần đây, họ đã trở thành người sống thọ nhất trên thế giới. GS. Tsuji cho rằng sự trường thọ của người Nhật Bản là do chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo vốn là điều tiêu biểu ở nước Nhật. Chính điều này khiến tỷ lệ các ca đau tim và đột qụy ở Nhật Bản thấp hơn nhiều so với các nước khác. GS. Tsuji cũng đề cập đến hệ thống bảo hiểm y tế công cộng phổ biến ở Nhật Bản đã cho phép tất cả mọi người được chăm sóc sức khỏe với chi phí tương đối rẻ, rồi hệ thống thoát nước thải được cải thiện sau chiến tranh cũng mang lại rất nhiều lợi ích. GS. Tsuji cho biết khi đi vào điều tra cụ thể hơn, người ta phát hiện thấy các ông bà già cao tuổi thường có “12 thói quen” sau:

* Ăn ba bữa mỗi ngày vào những thời điểm không đổi.

* Nhai kỹ thức ăn.

* Ăn nhiều chất xơ từ rau và hoa quả.

* Uống trà thường xuyên.

* Không hút thuốc.

* Có bác sĩ tại gia.

* Độc lập.

* Tham gia những hoạt động giúp thay đổi tâm trạng.

* Đọc báo.

* Xem tivi.

* Thường xuyên đi ra ngoài.

* Thức dậy và ngủ dậy vào những giờ không đổi.

Tuy nhiên, GS. Tsuji cũng cảnh báo rằng tương lai của tuổi thọ ở Nhật Bản thì không sáng sủa lắm. Trên thực tế, số liệu thống kê trong năm 2005 mà Bộ Y tế Nhật Bản thông báo mới đây cho thấy phụ nữ Nhật Bản vẫn có tuổi thọ cao nhất thế giới nhưng tuổi thọ của nam giới nước này chỉ xếp hạng 4 trên thế giới. Lần đầu tiên trong 32 năm qua, đất nước mặt trời mọc không còn nằm trong top 3 nước cao nhất trên thế giới xét về tuổi thọ của nam giới. Tính chung cả hai giới, tuổi thọ của người Nhật giảm lần đầu tiên trong 6 năm gần đây.

Thay đổi về xã hội: Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

GS. Tsuji chỉ ra rằng số lượng người hút thuốc tăng mạnh trong giai đoạn sau chiến tranh và thói quen ăn uống đã thay đổi đáng kể khi người dân Nhật Bản ăn nhiều hơn lượng thức ăn có lượng chất béo cao như thịt. Ngày nay, hơn một nửa đàn ông Nhật Bản hút thuốc – chiếm mức cao nhất trong các nước phát triển, cao gấp đôi so với tỷ lệ ở Mỹ.

Tuy nhiên, có lẽ sự thay đổi về xã hội có nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến triển vọng sức khoẻ của người dân Nhật là sự biến mất của những mạng lưới cộng đồng. Với xu hướng chuyển từ gia đình nhiều thế hệ sang gia đình hạt nhân (gia đình chỉ có cha mẹ và các con), người già ngày càng bị tước mất cảm giác an toàn, được bảo vệ. Hậu quả là, mặc dù không có con số thống kê chính thức, vẫn có nhiều ca người già bị chết bởi “cô đơn” trong ngôi nhà của họ, đặc biệt là trong các thành phố. Chính cụ bà Yone Minagawa cũng tổ chức sinh nhật lần thứ 114 của mình vào ngày 4-1-2007 tại một nhà dưỡng lão ở thị trấn Fukuchi (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản). Ngoài ra, GS. Tsuji cũng nhấn mạnh rằng truyền thống văn hóa lâu đời của Nhật Bản là tôn trọng người già “đang lụi tàn nhanh chóng”. Ông nói rằng nếu cứ theo đà này, người Nhật Bản có thể không tiếp tục chiếm mức tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới trong tương lai

                          alt 

                        

 

Xét trên toàn cầu, nước có tuổi thọ cao liền sau Nhật Bản là Monaco (trung bình người dân sống đến năm 81,2 tuổi, trong đó số năm sống mạnh khoẻ là 72,9 năm). Tiếp theo là San Marino với tuổi thọ trung bình của người dân là 80,6 tuổi, số năm sống mạnh khoẻ là 73,4 năm. Ở Australia, tính trung bình, người dân sống đến năm 80,4 tuổi, số năm sống mạnh khoẻ là 72,6. Tuổi thọ trung bình của dân Pháp là 79,8 tuổi (xếp hạng 25) với số năm sống mạnh khoẻ là 70,6. Tuổi thọ trung bình của dân Mỹ là 77,3 tuổi (xếp hạng 27) với số năm sống mạnh khoẻ là 69,3 năm.

Tổng hợp: Cẩm nang văn hóa Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *