Cách vào đề của người Nhật, nó thật sự khác với phương tây rất nhiều
Khi người Nhật có ý định muốn trình bày bài diễn văn trước người Mỹ theo phong cách Nhật, thì tốt hơn nên thông báo cho người nghe rằng nên chú ý lắng nghe cẩn thận. Nếu được thì họ nên đưa ra quan điểm chính ngay từ đầu.
Người Nhật không thích đi thẳng vào vấn đề
Tại sao người Nhật Bản lại không đi thẳng vào vấn đề một cách nhanh chóng? Thực tế, người Nhật bản cố gắng nắm bắt vấn đề cốt lõi bằng việc hiểu nền tảng, bối cảnh của nó đầu tiên. Ví dụ như bài thuyết trình tổng quan về công ty, người Nhật sẽ giải thích doanh nghiệp đi đến vị trí hiện tại như thế nào. Sau đó, họ sẽ đưa ra tình trạng bây giờ và mục tiêu phấn đấu trong tương lai của công ty.
Người ta nói rằng người Nhật quan trọng quá khứ hơn tương lai. Giá trị của một cái gì đó thường được hiểu qua lịch sử trước. Người Nhật sẽ nhìn vào lí lịch của một người và tự hỏi: thân thế anh ta như thế nào? Lịch sử gia đình anh ta ra sao? Đây là cách để xác định giá trị một người. Vì vậy, người Nhật chỉ đi vào trọng tâm sau khi hiểu được hết nền tảng.
Cách người Mỹ vào đề
Người Mỹ thì ngược lại. Tiêu chí đánh giá 1 người dựa trên công trạng. Một người khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, người ta sẽ chẳng có thời gian xem xét hoàn cảnh lịch sử người làm việc chung với mình ra sao, vì họ không còn sự lựa chọn nào. Nói cách khác, người Mỹ căn cứ vào kết quả thực tế để đánh giá một người.
Mỹ là quốc gia có số lượng người nhập cư lớn với các lí lịch khác nhau. Chìa khóa để được sự chấp thuận nằm ở khả năng thuyết phục và truyền tải thông điệp trực tiếp. Kết quả là, điểm chính nằm ở ngay phần đầu.
Theo kiểu phương Tây, theo thứ tự thì bạn đưa ra điểm chính trước, sau đó là lí do hỗ trợ rồi ví dụ để làm sáng tỏ, sau đó, nhấn mạnh lại ý chính lần nữa ở kết luận. Người Mỹ thường bị rối với phương pháp “kishotenketsu” của người Nhật, một kiểu logic trong những bài diễn văn. Phương pháp này sẽ trình bày nền tảng sự kiện trước và những lí do liên quan, sau đó, điểm chính chỉ được nêu ra ở kết luận. Trong 1 thí nghiệm, 10 người Mỹ không có chút kiến thức nào về Nhật Bản được mời tham dự bài diễn văn theo phong cách “kishotenketsu”, rốt cuộc ít hơn phân nửa họ hiểu được nội dung.
Khi kết luận không được nêu ra ngay từ đầu, mọi thứ có thể đi đến chiếu hướng xấu. Để đẩy nhanh đi đến phần kết luận, người Mỹ hay thấy chán và xen vào người nói. Khi điều đó xảy ra, người Mỹ càng bực mình hơn và ngừơi Nhật trình bày lại từ đầu.
#ATK st